Đột quỵ là bệnh gì?

Đột quỵ (stroke) còn gọi là tai biến mạch máu não thường xảy ra đột ngột khi nguồn máu cung cấp cho não bị tắc nghẽn, gián đoạn hoặc suy giảm. Khi đó, não bị thiếu oxy, dinh dưỡng và các tế bào não bắt đầu chết trong vòng vài phút. Người bị đột quỵ có nguy cơ tử vong cao nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời. Đây là một trong những bệnh lý thần kinh nguy hiểm và phổ biến nhất.

Các loại đột quỵ & dấu hiệu đột quỵ

Thiếu máu cục bộ dẫn đến đột quỵ xảy ra do tình trạng tắc nghẽn trong động mạch. Theo thống kê, hiện nay có đến khoảng 85% các ca bệnh đột quỵ thuộc nhóm này. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác dẫn đến tình trạng này.

Đột quỵ do huyết khối

Một trong những nguyên nhân đột quỵ phổ biến tiếp theo là do huyết khối các mảng xơ vữa bên trong thành mạch có thể tiến triển gây hẹp dần lòng mạch. Các tổn thương này có thể dẫn đến sự kết tập bất thường của tiểu cầu tại vị trí hẹp, làm lòng mạch bị tắc nghẽn hoàn toàn. Hậu quả là một phần não bị thiếu máu nuôi, dẫn đến đột quỵ do thiếu máu tại chỗ.

Đột quỵ do thuyên tắc

Động mạch bị tắc nghẽn do huyết khối từ nơi khác đến gây lấp mạch. Huyết khối này có thể được hình thành từ tim hoặc do mảng xơ vữa động mạch bong tróc ra. Dạng đột quỵ này được gọi là đột quỵ do thuyên tắc.

Có đến khoảng 85% trường hợp đột quỵ là do thiếu máu cục bộ

Tình trạng xuất huyết (chảy máu) não, là do vỡ mạch máu não làm chảy máu vào nhu mô não, khoang dưới nhện hay não thất. Có khoảng 15% các trường hợp bệnh đột quỵ hiện nay là do xuất huyết não.

Nhiều nước trên thế giới hiện đưa ra chữ “FAST” (2) để phổ cập các dấu hiệu của đột quỵ. “FAST” có nghĩa là nhanh (phản ứng tức thời), đồng thời là chữ viết tắt của Face (khuôn mặt), Arm (tay), Speech (lời nói) và Time (thời gian).

Khuôn mặt: Dấu hiệu dễ nhìn thấy là mặt bệnh nhân bị méo. Nếu nghi ngờ hãy yêu cầu bệnh nhân cười vì méo có thể rõ hơn.

Tay: Tay bị liệt, cũng có thể có diễn tiến từ từ như tê một bên tay, vẫn điều khiển được tay nhưng kém chính xác. Ngoài tay còn có một số dấu hiệu ở chân như nhấc chân không lên, đi rớt dép,….

Lời nói: Rõ nhất là một số người đột quỵ bị “á khẩu” hay nói đớ.

Thời gian: Đưa bệnh nhân bệnh viện khám ngay khi ghi nhận những dấu hiệu vừa kể.

Ngoài ra có những triệu chứng ở người bị đột quỵ có thể kể đến như:

Lẫn lộn, sảng, hôn mê;

Thị lực giảm sút, hoa mắt;

Chóng mặt, người mất thăng bằng, không thể đứng vững;

Đau đầu;

Buồn nôn, nôn ói,….

Không còn là căn bệnh của những người lớn tuổi, đột quỵ ngày càng trẻ hoá và là mối đe doạ cho cả một thế hệ trẻ tương lai. Tại Việt Nam, tỷ lệ người trẻ bị đột quỵ tăng trung bình 2% mỗi năm, trong đó nam giới cao hơn nữ giới 4 lần. Theo báo cáo của Tổ chức Đột Quỵ Mỹ, có khoảng 15% bệnh nhân đột quỵ nằm trong độ tuổi từ 18 – 45.

Có thể thấy số người mắc phải ngày càng nhiều, thế nhưng hầu hết các ca đột quỵ ở người trẻ lại không có triệu chứng báo trước. Cùng Prudential tìm hiểu nguyên nhân cũng như trang bị kiến thức để bảo vệ bản thân trước căn bệnh quái ác này.

  1. Nguyên nhân khiến người trẻ đột quỵ

Đột quỵ, hay còn được biết đến là tai biến mạch máu não, là tình trạng nguồn máu cung cấp cho não bị tắc nghẽn, gián đoạn, hoặc suy giảm. Theo đó, não sẽ bị thiếu oxy, dinh dưỡng và các tế bào não sẽ chết trong vòng vài phút. Nếu không được cấp cứu kịp thời, người bị đột quỵ có nguy cơ tử vong cao.

Các nguyên nhân dẫn đến đột quỵ ở người trẻ có thể kể đến như:

Mắc bệnh mãn tính: như đái tháo đường, tim mạch, cao huyết áp,… đều có thể làm tăng quá trình hình thành cục máu đông, mảng xơ vữa gây tắc mạch máu;

Tiền sử gia đình có người thân bị đột quỵ thì nguy cơ bạn mắc phải bệnh này cũng rất cao;

Lạm dụng chất kích thích: như uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá thường xuyên sẽ làm tổn thương thành mạch máu, tăng nguy cơ vữa xơ, tổn thương mạch máu não.

Thói quen sinh hoạt không lành mạnh: thường xuyên ăn đồ ăn nhanh, thức khuya (ngủ ít hơn 5 tiếng mỗi đêm), lười vận động,…về lâu dài sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Làm việc quá sức, stress, căng thẳng thường xuyên: Người trẻ hiện nay luôn bị vắt kiệt sức lực bởi những áp lực, căng thẳng kéo dài trong công việc. Điều này dẫn đến tình trạng mất ngủ kéo dài, huyết áp tăng cao, tim co bóp mạnh, từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm như đột quỵ.

  1. Dấu hiệu cảnh báo để nhận biết

Các tổ chức y tế trên thế giới sử dụng cụm từ viết tắt BE FAST để nói về các dấu hiệu cho thấy một người bị đột quỵ. BE FAST được viết tắt cho 6 chữ cái tiếng Anh với mỗi chữ là một dấu hiệu nhận biết bệnh:

Balance (Cân bằng): Đau đầu, chóng mặt dữ dội, cơ thể bị mất thăng bằng hay không thể di chuyển cũng như cử động theo ý muốn;

Eyesight (Thị lực): Bệnh nhân đột ngột giảm thị lực hoặc mất hoàn toàn thị lực;

Face (Khuôn mặt): Mặt không cân đối, mí mắt sụp, miệng méo, cảm giác tê hay yếu;

Arm (Cánh tay): Liệt nửa bên, chân tay không di chuyển được hoặc di chuyển kém;

Speech (Lời nói): Thay đổi giọng nói, đột ngột nói không lưu loát, nói lắp bắp, không hiểu được lời nói;

Time (Thời gian): Nếu xuất hiện một trong những dấu hiệu trên, hãy đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được cấp cứu kịp thời.

Bên cạnh đó, BE FAST trong tiếng anh có nghĩa là “hành động nhanh chóng” và nó rất quan trọng. Đối với người bị đột quỵ, thời gian là thứ quyết định sự sống cũng như khả năng phục hồi của người bệnh. Chính vì thế, khi có người có một trong những dấu hiệu trên thì phải sớm đưa họ đến cơ sở ý tế gần nhất để được cấp cứu.

  1. Biến chứng có thể xảy ra khi đột quỵ

Các biến chứng đột quỵ ở người trẻ tuổi cũng giống như đột quỵ ở người cao tuổi. Mặc dù, có thể cơ địa người trẻ tuổi tốt hơn nên khả năng hồi phục sau đột quỵ cao hơn nhưng nếu bệnh nặng sẽ gây ra tình trạng tàn tật, ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh.

Hơn nữa, biến chứng của đột quỵ nhồi máu não và xuất huyết não ở người trẻ tuổi sẽ phụ thuộc vào vị trí não bị ảnh hưởng và khoảng thời gian não không có oxy. Dưới đây là một số biến chứng phổ biến của đột quỵ gồm:

Sưng và phù nề não, khó đi bộ hoặc di chuyển tay chân do liệt.

Viêm phổi: Người bệnh đột quỵ gặp khó khăn trong việc nhai nuốt, có thể khiến thức ăn hay đồ uống đi vào phổi, dẫn đến viêm phổi.

Đau tim: Có khoảng một nửa các ca đột quỵ liên quan đến tình trạng xơ vữa động mạch. Khi động mạch bị thu hẹp, xơ cứng sẽ làm gia tăng nguy cơ đau tim.

Suy giảm nhận thức: Đây là dạng mất trí nhớ phổ biến thứ 2 sau bệnh Alzheimer.

Trầm cảm lâm sàng: Đây là biến chứng rất phổ biến sau đột quỵ. Đối với người bị trầm cảm trước đột quỵ sẽ ảnh hưởng nặng nề hơn.

Giảm hoặc mất thị lực ở một hoặc cả hai mắt.

Các chi, bị co cứng, đau vai: cơ bắp bị co cứng khiến khả năng vận động bị hạn chế. Nếu nặng như bị liệt không đi đứng được, phải nằm một chỗ thì còn có nguy cơ bị viêm loét da.

Mất chức năng ngôn ngữ: người bệnh gặp khó khăn trong giao tiếp như nói khó, nói không đầy đủ hoặc nói những từ vô nghĩa.

  1. Cách phòng ngừa đột quỵ ở người trẻ

 Để giảm thiểu nguy cơ và di chứng, những người trẻ tuổi nên điều chỉnh lối sống sinh hoạt và ăn uống sao cho hợp lý, lành mạnh, cụ thể:

Xây dựng các thói quen sống lành mạnh, ăn uống đúng giờ, ngủ đủ giấc;

Thường xuyên và đều đặn luyện tập thể dục, thể thao mỗi ngày;

Có thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh tình trạng căng thẳng, áp lực công việc;

Uống đủ nước, ăn nhiều rau xanh, hạn chế ăn đồ dầu mỡ như: thức ăn nhanh, nội tạng,…;

Nói không với thuốc lá, hạn chế thức uống có cồn hay chất kích thích;

Luôn giữ tinh thần vui vẻ; để giảm bớt áp lực và căng thẳng, bạn có thể tập thói quen chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc với gia đình hay người thân yêu;

Kiểm tra sức khỏe định kỳ, làm các xét nghiệm cần thiết để kiểm soát các chỉ số về huyết áp, nhịp tim, lượng đường và mỡ trong máu.

Đột quỵ là căn bệnh có thể xảy ra bất cứ lúc nào và đem đến những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe người bệnh. Hy vọng rằng, qua bài viết này các bạn đã có được cái nhìn tổng quan cũng như nắm bắt được biện pháp phòng ngừa đột quỵ để bảo vệ sức khoẻ của bản thân và duy trì một cuộc sống khỏe mạnh.

Nattokinase – Ngừa đột quỵ

Tại Việt Nam, có khoảng 200.000 người bị đột quỵ mỗi năm và có xu hướng tăng ở người trẻ, tỉ lệ tử vong 20%. Riêng Bệnh viện Thống Nhất, số bệnh nhân đột quỵ tăng nhiều và mặt bệnh đa dạng hơn.

Đậu nành Natto là gì?

Nhật bản từ lâu đã nổi tiếng với những món ăn độc đáo, ngon miệng và đầy chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, ẩm thực Nhật Bản vẫn còn nhiều món khó nuốt với du khách, nổi bật nhất hẳn là đậu nành Natto.

Nhiều du khách tìm đến đất nước hoa anh đào vì nét đặc sắc của ẩm thực Nhật Bản. Từ những miếng sushi tươi ngon đến những viên takoyaki béo thơm, mọi thứ như một bức tranh hài hòa về màu sắc và cả hương vị. Nếu như Việt Nam có mắm tôm, Trung Quốc có đậu phụ thối thì ẩm thực Nhật Bản cũng sở hữu món đậu nành lên men Natto có hương vị khiến không ít người “cao chạy xa bay” nhưng thử rồi thì khó lòng mà không “nghiện”.

Natto là món ăn truyền thống của Nhật Bản được làm từ hạt đậu tương lên men. Món ăn này có màu nâu nhạt, mùi khó ngửi và nhiều chất dính. Cụ thể, “Natto” là những hạt đậu nành đã luộc chín được ủ với Enzym (Bacillus natto) ở một môi trường 40°C trong vòng 14-18 giờ để lên men thành những hạt đậu có màu nâu, độ nhờn nhớt cao, có mùi nồng rất khó chịu với người không ăn quen.

Theo kinh nghiệm của nhà sản xuất cho biết khi độ nhớt càng cao thì chất lượng món Natto càng tốt và vị càng ngọt. Người ta cũng sẽ đánh giá chất lượng Natto qua độ dài của sợ nhớt. Nếu khi lấy đũa gắp một miếng lên khỏi chén mà sợ nhớt càng dài thì nattou càng ngon. Đây là món ăn nhiều dinh dưỡng, dễ làm, không đắt tiền mà mọi người có thể làm tại nhà và không cần phải chế biến thêm khi dùng.

Nguồn gốc của món Natto được người Nhật truyền miệng qua nhiều đời với nhiều phiên bản khác nhau. Có truyền thuyết kể lại rằng, đậu Natto là ‘tác phẩm’ của một người lính trong do¬anh trại tướng Yoshiie. Khi bị quân địch tập kích, anh ta đã giấu đậu nành luộc cho ngựa vào những túi rơm và quên mở trong suốt nhiều ngày liền.

Khi phát hiện ra thì món ăn đã lên men và có mùi kỳ lạ. Nếm thử thấy ngon, người lính bèn trình món ăn lên tướng Yoshiie. Mùi vị của đậu nành lên men lập tức hấp dẫn ông, vì vậy món ăn dần trở nên phổ biến cho đến ngày nay.

Lại theo một truyền thuyết khác, Natto xuất hiện trong thời Edo (1603- 1868) và cách chế biến đã thay đổi nhiều trong thời Taisho (1912-1926). Khi đó, những đầu bếp đã tìm ra cách sử dụng vi khuẩn có lợi làm món Natto lên men tự nhiên mà không cần đến rơm, khiến món ăn dễ chế biến và ghi dấu ấn vào nền ẩm thực Nhật Bản.

Cũng theo dân gian có thể Natto bắt nguồn từ vùng chân dãy núi Hi¬malaya tại Vân Nam rồi truyền đi theo bước chân những người tha hương. Natto được truyền đến Nhật Bản lúc nào, hiện chưa thể xác minh. Ở Hàn Quốc cũng có một loại đậu nành lên men tương tự natto của Nhật với tên gọi là cheonggukjang.

Natto là một món ăn dân dã được người dân Nhật Bản sử dùng hàng ngày, và được xem như món ăn cho sức khỏe, bởi món Natto là một đặc sản thiên nhiên, không qua chế biến như: nấu, xào, hấp…mà được làm qua quá trình lên men nên Natto giàu đạm, giàu vitamin, dễ hấp thu và tất cả những tố chất bổ dưỡng cho sức khỏe đều được giữ nguyên vẹn.

Natto tương đối khó ăn vì nhớt và mùi đặc trưng của nó. Nhưng ai đã ăn được thì không thể bỏ nó được. Đặc biệt tuy là người Nhật Bản nhưng tùy vùng mới ăn được natto, chẳng hạng như người vùng Osaka, Kobe thì không ưa nattou tròn khi người miền Đông Tokyo và miền Bắc Hokkaido thì rất ưa chuộng natto.

Để làm món Natto, người ta chọn các hạt đậu tương nhỏ, ngâm nước trong vòng một ngày cho mềm ra, đem luộc thật chín, rồi làm cho lên men. Cách làm cổ truyền là gói đậu tương đã xử lý như trên vào các túm rơm để lợi dụng trực khuẩn Bacillus subtilis làm lên men đậu tương. Ngày nay, người ta sử dụng một thứ men gọi là kosōkin để bắt đầu quá trình lên men khoảng 24 giờ trong môi trường nhiệt độ chừng 40 °C. Quá trình lên men này sẽ phân tách các protein trong hạt đậu tương thành axít amin chuỗi ngắn, một chất bổ dễ hấp thụ.

Công thức chung là vậy, thế nhưng mỗi hòn đảo Natto đặt chân tới, những bà nội trợ khéo léo đã thay đổi cho hợp khẩu vị từng vùng, biến Natto trở thành món ăn quốc dân xuất hiện ở hầu hết các nhà hàng, tiệm ăn lớn nhỏ ở Nhật Bản. Thậm chí tuy khó ăn, khó nuốt nhưng du lịch Nhật Bản nhất định phải thử, tới mỗi vùng, lại có một version Natto khác nhau, tô điểm cho sự đa dạng của ẩm thực Nhật Bản. Ví như tỉnh Ibaraki, khẩu phần ăn sáng của du khách sẽ có một chút đậu nành khô, hơi nhớt và nồng mùi.

Nhiều du khách sẽ vừa tò mò vừa…nín thở để thử, số còn lại thì bỏ qua luôn. Nhưng yên tâm, du khách đến Ibaraki, sẽ còn bắt gặp chúng “xếp hàng” đầy trên kệ của những cửa hàng tiện lợi, bởi vùng đất này tự hào rằng đây là nơi khai sinh ra món Natto.

Tại thành phố Mito và Hitachi Omi¬ya của tỉnh Ibaraki bạn sẽ tìm thấy nhiều loại Natto từ nguyên hạt đến nghiền nhuyễn. Natto càng nhuyễn mùi, hương càng đậm đà. Nếu muốn thử thách khướu giác, bạn có thể chọn mua loại natto từ đậu nghiền nguyên chất. Bên cạnh natto chứa trong rơm, natto đóng hộp, người Nhật còn sáng tạo loại natto sấy khô như một món snack.

Vùng Kanto và Tohoku cũng là nơi món đậu Natto chiếm lĩnh thị trường. Tuy cũng có thể dùng ăn sống như vùng Ibaraki, nhưng Natto ở đây đóng vai trò quan trọng hơn, trở thành nguyên liệu chính trong nhiều món ngon ẩm thực Nhật Bản. Natto thường được ăn kèm với cơm, hoặc có thể nấu thành súp, làm nhân sushi cuộn và nước dùng của mì Soba.

Thông thường Natto được bán ở Nhật theo dạng hộp, như hộp xôi người Việt với giá khoảng từ hơn 70,000 đồng đến hơn 200,000 đồng tùy trọng lượng và loại đậu nành.

Natto Có tác dụng kỳ diệu

Bên cạnh vị hương vị không lẫn vào đâu được, Natto còn là một ‘bí quyết’ để có cuộc sống trường thọ, theo nhiều cụ ông người Nhật. Ẩm thực Nhật Bản trước giờ luôn chú trọng vào mặt dưỡng chất trong món ăn, natto cũng không ngoại lệ. Natto được các nhà khoa học kết luận là chứa nhiều thành phần dinh dưỡng quý có lợi cho sức khỏe đã được các nghiên cứu y học khẳng định.

Đó là các acid amin, enzym Nattokinase, vitamin K2, chất Pyrazine tạo nên mùi đặc trưng của Natto. Cùng với nước tương miso, nattō là một trong những nguồn protein quan trọng ở Nhật Bản thời phong kiến khi mà người ta không ăn thịt các loài thú và chim.

Dựa vào những nghiên cứu về mặt y khoa, những người tăng huyết áp, đái tháo đường, vữa xơ động mạch, có cơn đau thắt ngực, suy tĩnh mạch, tiền sử nhồi máu não, nhồi máu cơ tim… Ăn Natto thường xuyên giúp dự phòng các biến chứng và dự phòng tái phát một cách hữu hiệu.

Đặc biệt, Natto còn chứa enzym nattokinase có công dụng ngừa bệnh tim mạch. Năm 1980, Tiến sĩ Sumi Hiroyuki, nhà vi sinh lỗi lạc của Nhật Bản đã phát hiện enzym này có khả năng phân hủy tơ huyết (sợi fibrin làm đông máu) hữu hiệu gấp 4 lần plasmin (enzym làm tan máu đông). Nattokinase lọc sạch máu, nên cải thiện tuần hoàn não, giảm đáng kể nguy cơ đột quỵ.

Có ít nhất 17 nghiên cứu trên thế giới về công dụng làm tan cục máu đông, phòng đột quỵ của Nat¬to. Chính niềm tự hào lịch sử nghìn năm của món ăn, cùng những bằng chứng nghiên cứu của giới khoa học quốc tế, nên nhiều người Nhật xa xứ rất đỗi tự hào khi quảng bá mỹ thực này.

Kazuki.vn – Theo Pháp Luật Việt Nam

  1. Nattokinase giàu men vi sinh cung cấp một nguồn lợi khuẩn có thể cải thiện sức khỏe đường ruột, tiêu hóa và hệ thống miễn dịch. Các men vi sinh có thể giúp tạo ra một môi trường đường ruột khỏe mạnh và cân bằng vi khuẩn trong ruột.
  2. Giàu chất protein đặc biệt rất hữu ích cho những người ăn chay hoặc muốn thay thế thịt trong chế độ ăn.
  3. Quá trình lên men làm cho natto dễ tiêu hóa hơn đậu nành thông thường, giúp giảm khả năng gây dị ứng. Natto cũng không chứa gluten.
  4. Cung cấp nguồn vitamin K tự nhiên đặc biệt là vitamin K2. Vitamin K có lợi cho máu, tim và xương, và vitamin K2 có vai trò quan trọng trong việc giữ cho xương chắc khỏe và hỗ trợ cơ chế di chuyển canxi vào xương.
  5. Vitamin K có trong Nattokinase có khả năng giảm tình trạng viêm trong cơ thể, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm.
  6. Nattokinase cung cấp nhiều canxi và sắt, giúp duy trì sức khỏe của xương, máu và răng. Đặc biệt có lợi cho người ăn kiêng.
  7. Bổ sung chất xơ, có thể giúp cải thiện tiêu hóa và sức khỏe tim mạch.

Nattokinase có nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Chứa nhiều men vi sinh cải thiện tiêu hóa và giảm các triệu chứng như đầy hơi, táo bón và tiêu chảy. Ngoài ra, nó cũng có thể bảo vệ đường ruột khỏi vi khuẩn có hại. Nattokinase giàu canxi và vitamin K2, giúp làm chắc khỏe xương và giảm nguy cơ gãy xương. Tốt cho tim mạch bằng cách giảm cholesterol và kiểm soát huyết áp. Đậu Natto còn tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ nhiễm trùng và cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng. Ngoài ra, Natto còn có thể giảm nguy cơ ung thư và hỗ trợ quá trình giảm cân.

  • Natto bí quyết sống thọ của người Nhật Bản. Món ăn truyền thống được làm từ đậu nành lên men. Mặc dù cách làm Natto đơn giản, nhưng giàu chất dinh dưỡng với protein, canxi, magie, vitamin, folate, choline và nhiều chất khác có lợi cho hệ tiêu hóa và tim mạch. Các thành phần dinh dưỡng quan trọng trong Natto bao gồm các acid amin, enzym Nattokinase và vitamin K2, có tác dụng hỗ trợ sức khỏe và tăng tuổi thọ.
  • Các nghiên cứu cho thấy chế độ ăn giàu canxi và protein, như trong Natto, có thể giúp giảm nguy cơ các vấn đề sức khỏe như bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường và bệnh xơ cứng động mạch.
  • Natto thường được ăn trong bữa sáng hoặc được chế biến thành các món ăn khác nhau như sushi hay mì. Với giá trị dinh dưỡng và lợi ích sức khỏe, Natto đang trở thành một món ăn được quan tâm đặc biệt trong chế độ ăn lành mạnh.

Bạn có biết các sản phẩm và thực phẩm của Nhật Bản có nguồn gốc từ đậu nành? Mọi người đều biết rằng đậu nành mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đó là lý do tại sao người Nhật cố gắng giữ cho làn da của họ trông trẻ lâu và sống lâu hơn 100 tuổi.

Đậu nành là một loại thực phẩm mà hầu hết mọi người không thích, vì hương vị hoặc vì những phát biểu mang tính khái quát. Thực tế là điều này không xảy ra ở châu Á và đặc biệt là ở Nhật Bản.

Đậu nành trong tiếng Nhật được gọi là daizu [大豆] và có mặt rất nhiều trong ẩm thực Nhật Bản. Trong bài viết này, chúng tôi cũng sẽ đề cập đến các loại thực phẩm khác không có nguồn gốc từ Nhật Bản mà được làm từ đậu nành.

SHOYU – NƯỚC TƯƠNG NHẬT BẢN

Shōyu [醤油] là một loại nước sốt được làm từ hỗn hợp đậu nành, ngũ cốc rang, nước và muối biển và có mặt trong hầu hết các nền ẩm thực Nhật Bản. Có nhiều loại nước tương, từ ngọt đến mặn.

  

Nước tương shoyu có thể dùng trong món tráng miệng, thịt, sushi, cơm, bất cứ thứ gì. Ở Nhật Bản, một số loại thực phẩm được tạo ra sử dụng nước tương như một thành phần, thậm chí cả sôcôla và đồ ăn nhẹ.

NATTO – ĐẬU NÀNH LÊN MEN

Natto (なっとう | 纳豆) – Natto được làm từ đậu nành lên men và có mùi đặc trưng và có độ dính. Đây là một loại thực phẩm được tiêu thụ rộng rãi ở Nhật Bản, đặc biệt là vào bữa sáng, trộn với cơm trắng và trứng sống. Nó là khá giàu protein, và là một nguồn tuyệt vời của chế độ dinh dưỡng trong thời phong kiến ​​Nhật Bản.

Natto được làm từ đậu nành lên men và có mùi đặc trưng và có độ dính. Đây là một loại thực phẩm được tiêu thụ rộng rãi ở Nhật Bản, đặc biệt là vào bữa sáng, trộn với cơm trắng và trứng sống. Nó là khá giàu protein, và là một nguồn tuyệt vời của chế độ dinh dưỡng trong thời phong kiến ​​Nhật Bản.

ĐẬU PHỤ – PHÔ MAI ĐẬU NÀNH

Đậu phụ [豆腐] là một loại thực phẩm được làm từ đậu nành. Nó có kết cấu chắc chắn tương tự như pho mát, hương vị tinh tế, màu trắng kem và có dạng hình khối màu trắng.

Nó thậm chí còn được gọi là pho mát đậu nành Quy trình sản xuất là từ sữa đậu nành. Trong ẩm thực châu Á, đậu phụ được sử dụng trong tất cả các loại công thức nấu ăn, cả món ngọt và món mặn. Nó có thể được ăn sống, chiên, nấu trong súp hoặc nước sốt, hấp, nhồi với các nguyên liệu khác nhau, hoặc lên men như dưa chua.

SÚP MISO – SÚP MISO

Súp miso hay missoshiru [味噌汁 |] là một món ăn thường được người Nhật ăn thường xuyên. Nó thường được chế biến với đậu nành, hondashi, đậu phụ, hẹ; đôi khi các loại rau khác được thêm vào.

“Misoshiru” được phục vụ trước món ăn chính và nên dùng nóng. Từ “missoshiru” có nghĩa là nước dùng đậu nành lên men, được hình thành bởi hai từ trong đó misso có nghĩa là “đậu nành lên men” và shiru có nghĩa là “nước dùng”.

Đây là một trong những món ăn lành mạnh nhất ở Nhật Bản và là một phần của chế độ ăn uống cho bữa sáng, bữa trưa và bữa tối của người Nhật. Có nhiều biến thể với thịt lợn gọi là tonjiru và nhiều loại khác, tất cả đều mọng nước và ngon.

CÁC SẢN PHẨM ĐẬU NÀNH KHÁC

Sữa đậu nành – Một thức uống làm từ hạt đậu nành. Nó giúp giảm mỡ trong cơ thể và là một lựa chọn cho những người có vấn đề về cholesterol hoặc dị ứng sữa. Nó có thể không phổ biến lắm ở Brazil, nhưng ở Nhật Bản, nó được tiêu thụ cao cả trong thực tế và ẩm thực.

Edamame  – Nghĩa đen là Soja Verde, là một chế phẩm được làm bằng đậu nành vẫn còn trong vỏ, thường thấy ở Nhật Bản, Hawaii, Trung Quốc và Hàn Quốc. Vỏ được đun sôi trong nước với gia vị (chẳng hạn như muối) và phục vụ toàn bộ.

Okara – Nó không hẳn là một loại thực phẩm, mà nó là chất cặn bã còn sót lại từ quá trình tạo sữa đậu nành hoặc các loại sữa thực vật khác.   Sau quá trình tạo ra, chất xơ và một số chất dinh dưỡng còn sót lại vẫn còn trong bộ lọc của máy làm sữa đậu nành, tạo nên okara.   okara có thể được sử dụng để làm phong phú súp, thêm vào bột, thịt viên, bánh mì kẹp thịt và các loại thực phẩm khác .

Hoạt chất NMN – phương pháp kéo dài tuổi thọ của người Nhật

Theo nhiều nghiên cứu đã được công bố, Nhật Bản là quốc gia có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới. Cứ 25 năm, tuổi thọ người Nhật lại tăng ít nhất 4 tuổi và tỷ lệ bệnh tật rất thấp. Người Nhật không có điểm đặc biệt so với mọi người trên thế giới, tuổi thọ của họ ngày càng tăng lên là nhờ thói quen sống tốt, phòng chống bệnh tật hiệu quả và có những tiến bộ vượt bậc trong y học, khoa học.

Một trong những bí quyết giúp nhiều người Nhật kéo dài tuổi thọ không thể không nhắc đến sự góp mặt của hoạt chất NMN. Tác dụng giúp con người kéo dài tuổi thọ của hoạt chất NMN không chỉ được nghiên cứu bởi các nhà hoa học Nhật Bản mà còn được nhiều nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu.

 

 

NMN là tiền chất trực tiếp của phân tử thiết yếu nicotinamide adenine dinucleotide (NAD+) và được coi là phân tử chủ chốt làm tăng mức độ NAD+ trong tế bào.

NAD+ chiếm vai trò quan trọng đối với cơ thể con người. Kể từ khi phát hiện ra NAD+ vào năm 1904, phân tử này đã thu hút sự chú ý của các nhà khoa học vì là một trong những hoạt chất tham gia vào các phản ứng trao đổi chất trong cơ thể, tạo ra năng lượng trong tế bào.

 

Được biết, đã có 7 nhà khoa học từng đoạt giải Nobel về Sinh lý, Y học và Hóa học đều bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ đối với lý thuyết chống lão hóa với NAD+.  Nổi bật trong đó là các nghiên cứu chỉ ra tác dụng kéo dài tuổi thọ của NAD+.

Trong một thí nghiệm của Đại học Harvard, NMN được cung cấp cho những con chuột 22 tháng tuổi  trong một tuần dẫn đến sự phục hồi hoạt động của tế bào cơ lên đến 6 tháng.

Năm 2016, các nhà khoa học tại Trung tâm Nghiên cứu Chống lão hóa Quốc gia cũng đã phát hiện ra rằng bổ sung NAD+ có thể kéo dài tuổi thọ, cải thiện sức khỏe thông qua việc sửa chữa các ty thể và DNA ở chuột và giun.

 

Hàm lượng NAD+ trong cơ thể sẽ giảm dần theo độ tuổi, bắt đầu từ sau 20 tuổi và giảm mạnh sau 40 tuổi. Việc giảm NAD+ sẽ khiến cơ thể phải đối mặt với nhiều nguy cơ bệnh tật, lão hóa vì vậy cần bổ sung hoạt chất NMN để chuyển hóa thành NAD+ giúp cơ thể hồi phục và sản sinh năng lượng.

NMN được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm quen thuộc như đậu nành, bắp cải, bông cải xanh,… Tuy nhiên hàm lượng NMN trong các loại thực phẩm này khá thấp, không cung cấp đủ lượng NAD+ cho cơ thể.

NMN có thể kích hoạt gen trường thọ Sirtuin, đem lại hiệu quả trẻ hóa, sửa chữa tế bào, giúp cơ thế khỏe lại như khi các tế bào chưa bị tổn thương.

Năm 2019, chuyên gia Junichiro Irie cùng cộng sự tại trường Y Đại học Keio (Nhật Bản) đã công bố kết quả thử nghiệm lâm sàng trên cơ thể người về NMN, chứng minh một liều uống duy nhất gồm 100 mg, 250 mg và 500 mg NMN có thể được cơ thể chuyển hóa hiệu quả mà không có tác dụng phụ.

NMN tăng miễn dịch và phục hồi DNA

NMN (viết tắt của β- Niacinamide mononucleotide) là một hoạt chất trong chu trình NAD (chuỗi truyền điện tử trong ty thể) để tạo ra NAD+ (Nicotinamid adenin dinucleotid). Đây là một trong những phân tử mấu chốt trong quá trình chuyển hóa tế bào, giúp chuyển hóa thức ăn thành năng lượng, đảm bảo chức năng của các gene phòng vệ, bảo vệ cơ thể khỏi sự lão hóa và bệnh tật.

Theo nghiên cứu của Đại học Keio, thời gian và các tác động xấu từ bên ngoài khiến lượng NAD+ trong cơ thể ngày một suy giảm. Nếu cơ thể phải chống chọi với virus Sars-CoV-2 hay di chứng hậu Covid-19, việc suy giảm NAD+ càng khiến hệ thống miễn dịch yếu kém, kéo theo nhiều hệ quả về sức khỏe. Việc bổ sung lượng NAD+ là biện pháp chủ động bảo vệ sức khỏe, nhanh chóng phục hồi các di chứng hậu Covid-19.

Nguồn: https://vnexpress.net/hoat-chat-nmn-ho-tro-phuc-hoi-ton-thuong-do-covid-19-4439025.html

Ngày nay con người nhu cầu làm đẹp để chống lão hóa ngày càng phát triển. Tuy nhiên một số người vẫn chưa hiểu hết để chống lão hóa cần bổ sung các chất như thế nào.

Lão hóa là gì?

Lão hóa có thể được định nghĩa là sự suy giảm liên quan đến thời gian của các chức năng sinh lý cần thiết cho sự sống còn và khả năng sinh sản, là một quá trình mà hầu hết mọi người muốn làm chậm.

Một số nguyên nhân chính của nó bao gồm tổn thương tế bào tích lũy gây ra bởi các phân tử phản ứng được gọi là gốc tự do và sự rút ngắn telomere, là cấu trúc nằm ở hai đầu của nhiễm sắc thể đóng vai trò quan trọng trong sự phân chia tế bào.

Trong khi lão hóa là không thể tránh khỏi, việc tăng tuổi thọ của con người và làm chậm quá trình lão hóa là một trọng tâm của nghiên cứu khoa học trong nhiều thập kỷ.

Thông qua nghiên cứu đó, các nhà khoa học đã xác định được một số lượng lớn các chất có đặc tính chống lão hóa, nhiều chất có thể được dùng làm chất bổ sung bởi những người tìm kiếm các cách tự nhiên để giảm tốc quá trình lão hóa và ngăn ngừa bệnh liên quan đến tuổi tác.

Lão hóa ở người già phải làm sao?

Theo thời gian, cơ thể sẽ dẫn lão hóa đi

  1. Collagen

Collagen được quảng bá như một thực phẩm chức năng chống lão hóa của tuổi trẻ vì khả năng ngăn ngừa lão hóa của làn da.

Nó là một thành phần không thể thiếu trong làn da của bạn, giúp duy trì cấu trúc da. Khi bạn già đi, việc sản xuất collagen chậm lại, dẫn đến mất collagen trong da làm tăng tốc các dấu hiệu lão hóa như nếp nhăn.

Một số nghiên cứu cho thấy bổ sung collagen có thể làm giảm các dấu hiệu lão hóa, bao gồm nếp nhăn và da khô. Ví dụ, một nghiên cứu năm 2019 ở 72 phụ nữ đã chứng minh rằng việc bổ sung có chứa 2,5 gram collagen – cùng với một số thành phần khác, bao gồm biotin – mỗi ngày trong 12 tuần giúp cải thiện đáng kể quá trình hydrat hóa, độ nhám và độ đàn hồi của da.

Một nghiên cứu khác ở 114 phụ nữ cho thấy điều trị bằng 2,5 gram peptide collagen trong 8 tuần làm giảm đáng kể nếp nhăn mắt và tăng lượng collagen trong da.

Mặc dù những kết quả này rất hứa hẹn, hãy nhớ rằng nhiều nghiên cứu collagen được tài trợ bởi các công ty sản xuất các sản phẩm collagen, có thể ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu. Nhiều loại bổ sung collagen có trên thị trường, bao gồm cả bột và viên nang.

Collagen

Collagen giúp làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể

2.Nicotinamide riboside (NR) và nicotinamide mononucleotide (NMN)

Nicotinamide riboside (NR) và nicotinamide mononucleotide (NMN) là tiền chất của nicotinamide adenine dinucleotide (NAD +).

NAD + là một hợp chất được tìm thấy trong mọi tế bào trong cơ thể bạn và tham gia vào nhiều quá trình quan trọng, bao gồm chuyển hóa năng lượng, sửa chữa DNA và biểu hiện gen.

Mức độ NAD + giảm theo tuổi tác, và sự suy giảm này được cho là có liên quan đến sự suy giảm thể chất cấp tốc và sự khởi phát của các bệnh liên quan đến tuổi tác như Alzheimer.

Các nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra rằng bổ sung tiền chất NAD + NMN và NR phục hồi mức độ NAD + và ngăn ngừa sự suy giảm thể chất liên quan đến tuổi. Ví dụ, một nghiên cứu trên chuột già đã chứng minh rằng bổ sung bằng đường uống với NMN ngăn ngừa thay đổi di truyền theo tuổi và cải thiện chuyển hóa năng lượng, hoạt động thể chất và độ nhạy insulin.

Ngoài ra, một nghiên cứu năm 2019 ở 12 nam giới ở độ tuổi trung bình 75 cho thấy rằng bổ sung 1 gram NR mỗi ngày trong 21 ngày làm tăng mức độ NAD + trong cơ xương và giảm mức độ protein gây viêm trong cơ thể.

Tuy nhiên, một trong những tác giả của nghiên cứu trên sở hữu cổ phiếu và làm cố vấn cho công ty sản xuất chất bổ sung NR đang được nghiên cứu, có thể có kết quả sai lệch.

Một số nghiên cứu trên động vật khác đã cho thấy kết quả tích cực liên quan đến việc bổ sung cả NR và NMN. Tuy nhiên, cần có nhiều nghiên cứu hơn về con người trước khi có kết luận mạnh mẽ về tác dụng chống lão hóa của NR và NMN

tế bào cơ thể

NAD + xuất hiện trong mọi tế bào trong cơ thể

3.Crocin

Crocin là một sắc tố carotenoid màu vàng trong nghệ tây, một loại gia vị phổ biến, đắt tiền mà thường được sử dụng trong ẩm thực Ấn Độ và Tây Ban Nha.

Các nghiên cứu trên người và động vật đã chỉ ra rằng crocin mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm chống ung thư, chống viêm, chống lo âu và tác dụng chống đái tháo đường.

Ngoài các tính chất được liệt kê ở trên, crocin đã được nghiên cứu về tiềm năng hoạt động như một hợp chất chống lão hóa và bảo vệ chống lại sự suy giảm tinh thần liên quan đến tuổi tác.

Các nghiên cứu về ống nghiệm và động vật gặm nhấm đã chứng minh rằng crocin giúp ngăn ngừa tổn thương thần kinh do tuổi tác bằng cách ức chế sản xuất các sản phẩm cuối glycation tiên tiến (AGEs) và các loại oxy phản ứng (ROS), là những hợp chất góp phần vào quá trình lão hóa.

Crocin cũng đã được chứng minh là giúp ngăn ngừa lão hóa trong các tế bào da người bằng cách giảm viêm và bảo vệ chống lại tổn thương tế bào do tia UV.

Cho rằng nghệ tây là loại gia vị đắt nhất thế giới, một cách hiệu quả hơn để tăng lượng crocin của bạn là bằng cách bổ sung nghệ tây cô đặc.

 

NHÀ MÁY ĐẠT Chứng nhận GMP

Nhà máy của chúng tôi tại Nhật Bản sở hữu chứng nhận GMP (Good Manufacturing Practices). Quy trình sản xuất và kiểm soát chất lượng của chúng tôi tuân thủ các tiêu chuẩn cao nhất và được kiểm soát nghiêm ngặt. Cam kết cung cấp những sản phẩm an toàn, hiệu quả và ưu việt nhất cho khách hàng trong và ngoài nước.

Sản phẩm NGĂN NGỪA ĐỘT QUỴ VÀ TRẺ HÓA TẾ BÀO

Tin tức

Người Nhật và 4 bí quyết sống khỏe, ít bệnh tật

Sống thọ là một chuyện, sống thọ mà vẫn khỏe mạnh lại là chuyện khác. [...]

Tuổi thọ cao nhất thế giới & 7 thói quen ăn uống đáng học hỏi của người Nhật

Tuổi thọ trung bình của người dân Nhật Bản là 84 tuổi, trở thành nước [...]

Nattokinase và 8 lợi ích khi sử dụng

Nattokinase là một enzyme có nguồn gốc từ sản phẩm nattō, một món ăn truyền [...]

Phòng ngừa đột quỵ hiệu quả với Nattokinase

Đột quỵ là một căn bệnh nguy hiểm và có thể gây tử vong. Vì [...]

NMN và phương pháp trẻ hóa cơ thể

Từ xa xưa, con người đã luôn tìm kiếm những biện pháp để “cải lão [...]